PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm qua có đóng góp không nhỏ từ sự phát triển đi lên của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, số lượng doanh nghiệp ngày càng lớn kéo theo nhu cầu về phát triển các dịch vụ về hạ tầng cơ sở (điện, nước, hệ thống đường giao thông, hệ thống thu gom xử lý nước thải), dịch vụ phục vụ sinh hoạt đời sống người lao động (nhà ở công nhân, khu khám chữa bệnh, nhà trẻ, trường học, khu vui chơi, giải trí…), dịch vụ phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh (như: hệ thống thu gom, xử lý chất thải, viễn thông, vận chuyển hàng hóa….) nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp
Mặc dù một số chính sách khuyến khích đã được ban hành, nhưng đến naycác dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Để phát huy hơn nữa các nguồn lực, nâng cao chất lượng các dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài. Tôi mạnh dạn đưa ra một số: “Giải pháp nâng cáo chất lước các dịch vụ về cấp nước sạch, dịch vụ thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam" để giải quyết vấn đề nêu trên.
PHẦN NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
I. Tình hình phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Tính đến 30/9/2021, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tại các KCN có 473 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong dó có 289 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 4.046,48 triệu USD và 184 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký là 34.506,66 tỷ đồng. Các KCN đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, từng bước đóng góp vào ngân sách địa phương… Cụ thể:
- Giá trị SXCN (giá so sánh 2010), 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 85.706 tỷ đồng tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020 và ước đạt 72% kế hoạch năm.
- Thu ngân sách nhà nước ước đạt 4.120 tỷ đồng, ước đạt 82% kế hoạch năm.
- Giá trị xuất khẩu ước đạt 2.575 triệu USD tăng 39% so với cùng kỳ và ước đạt 86% kế hoạch năm.
Một số sản phẩm chủ yếu trong các KCN 9 tháng đầu năm 2021 đạt sản lượng cao, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, như: linh kiện, phụ tùng ô tô (tăng 222%), sản phẩm nhựa (tăng 120%), dệt, vải sợi (tăng 104%).
Với 473 doanh nghiệp, các khu công nghiệp Hà Nam hiện đang sử dụng trên 48.000 lao động, với thu nhập ổn định, các chính sách về bảo hiểm, lượng, ... được đảm bảo.
Để đảm bảo các điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi chất lượng các dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
II. Hiện trạng dịch vụ cung cấp cho các khu công nghiệp:
2.1. Về cấp nước sạch:
Tại các KCN trên địa bàn tỉnh có 4 đơn vị cung cấp nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt của các doanh nghiệp thứ cấp; các đơn vị đã đầu tư hệ thống đường ống cung cấp nước đến chân hàng rào doanh nghiệp, bảo đảm cung cấp đầy đủ theo nhu cầu của doanh nghiệp.
2.2. Về dịch vụ thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:
Các Khu công nghiệp và các doanh nghiệp đang hoạt động đều được quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng biệt: Có 06/08 Khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, đều được lắp đặt hệ thống quan trắc tự động và kết nối dữ liệu với cơ quan quản lý Nhà nước. Các doanh nghiệp thứ cấp xử lý sơ bộ nước thải đạt tiêu chuẩn loại B, sau đó được thu gom về xử lý tại trạm xử lý đạt tiêu chuẩn loại A trước khi xả thải ra môi trường. Việc thu gom nước mưa, thu gom và xử lý nước thải cơ bản triệt để, đáp ứng được yêu cầu.
III. Hạn chế, tồn tại của dịch vụ cung cấp cho các khu công nghiệp:
3.1. Về cấp nước sạch:
Áp lực nước cấp và chất lượng nước cấp tại KCN, đôi khi chưa đạt yêu cầu theo quy chuẩn.Tiến độ xây dựng nhà máy nước sạch Sông Hồng còn chậm gây ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sạch cho doanh nghiệp trong các KCN.
3.2. Về thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:
Vẫn còn tình trạng ngập úng cục bộ tại một số tuyến đường trong KCN khi trời mưa to; chất lượng nước thải không ổn định; việc phát hiện và xử lý khắc phục sự cố đường ống thu gom, xử lý nước thải còn chậm.
IV. Một số giải pháp:
4.1. Định hướng:
Cung cấp nước sạch đáp ứng đầy đủ số lượng, lưu lượng, chất lượng đến 100% doanh nghiệp KCN; không để xảy ra mất nước trong KCN.
Thu gom, vận chuyển, xử lý 100% chất thải rắn (sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại) cho các doanh nghiệp KCN theo đúng quy định. Quy hoạch và triển khai xây dựng một điểm xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh. 100% các khu công nghiệp thu gom chất thải hữu cơ phát sinh từ các doanh nghiệp, theo đúng tần suất quy định, tránh ảnh hưởng tới môi trường chung.
100% các doanh nghiệp trong KCN phải có đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
4.2. Một số giải pháp:
Để nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trong thời gian tới, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:
4.2.1. Cung cấp nước sạch.
- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào vận hành giai đoạn I của Nhà máy nước sông Hồng trong năm 2021.
- Các đơn vị cấp nước sạch cần phải tăng cường đầu tư, nâng cấp trang thiết bị để đảm bảo áp lực nước, lưu lượng nước đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
- Tuân thủ định kỳ xét nghiệm các mẫu nước sạch tại các KCN; đảm bảo chất lượng nước sạch theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế phục vụ doanh nghiệp.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm, phong cách phục vụ doanh nghiệp.
4.2.2. Dịch vụ thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:
- Đối với các khu công nghiệp đã hoạt động phải nạo vét hố ga, cửa xả, tu bổ hệ thống thoát nước mưa không để ngập lụt xảy ra.
- Các công ty kinh doanh, khai thác hạ tầng KCN và Công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hà Nam phối hợp chặt chẽ trong việc tiêu nước trong KCN.
- Thường xuyên rà soát lại toàn bộ hệ thống đường ống thu gom nước thải tại các KCN để kịp thời phát hiện các sự cố hỏng hóc đường ống và sửa chữa; nghiên cứu thay thế hệ thống đường ống thu gom nước thải bằng ống nhựa HDPE đảm bảo không có hiện tượng thấm ra ngoài môi trường.
- Các đơn vị xử lý nước thải tập trung đầu tư nâng cấp nhà máy xử lý nước thải tập trong đảm bảo đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải của các doanh nghiệp thứ cấp hoạt động trong các KCN. Đồng thời xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó các sự cố hỏng hóc nhà máy xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, không để ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc xử lý nước thải sơ bộ tại các doanh nghiệp KCN, để đảm bảo chất lượng nước thải đầu vào của nhà máy xử lý nước thải tập trung được ổn định, giảm xảy ra các sự cố trong công tác vận hành.
- Đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Thanh Liêm, KCN Thái Hà với công suất 4000 m3/ngày đêm. 100% các nhà máy xử lý nước thải tập trung phải lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường nước thải tự động và kết nối dữ liệu với cơ quan quản lý.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau giữa doanh nghiệp xả thải và doanh nghiệp làm dịch vụ thu gom, xử lý nước thải để chất lượng nước thải luôn đảm bảo theo quy định.
- Đối với các khu công nghiệp mới hình thành chỉ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án thứ cấp khi khu công nghiệp đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung đáp ứng yêu cầu theo quy định.
Trên đây là một số Giải pháp nâng cáo chất lước các dịch vụ về cấp nước sạch, dịch vụ thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam của bản thân tôi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Rất mong được sự tham gia đóng góp của Hội đồng xét duyệt.
Xin trân trọng cảm ơn !