- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ban quản lý khu công nghiệp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam.
+ Địa chỉ: Số 07, đường Trần Phú, phường Quang Trung, TP. Phủ Lý, Hà Nam.
+ Điện thoại/Fax: Số máy lẻ 117/02263835835
+ Thời gian tiếp nhận: Theo giờ hành chính (từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định).
Hoặc Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký sử dụng dịch vụ công trực tuyến motcua.hanam.gov.vn. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (Kèm theo mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại dã được đăng ký.
Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ban quản lý các KCN chuyển hồ sơ về Ban quản lý khu công nghiệp. Phòng chuyên môn có trách nhiệm kiểm tra nội dung hồ sơ, trình lãnh đạo Ban ký duyệt nếu hồ sơ hợp lệ và chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc cần bổ sung, làm rõ, Ban quản lý khu công nghệp có văn bản đề nghị bổ sung làm rõ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Bước 3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ban quản lý khu công nghiệp thực hiện trả kết quả:
+ Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, tổ chức cá nhân mang theo Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến nhận kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam.
+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến mức độ 3, 4 tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn, tờ khai và nộp phí, lệ phí (nếu có) và mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ có liên quan đã được gửi trực tuyến hoặc nhận kết quả qua dịch vụ công trực tuyến motcua.hanam.gov.vn.
+ Trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu chính thì nhận kết quả qua hệ thống bưu chính.
- Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ qua mạng trực tuyến motcua.hanam.gov.vn hoặc qua đường Bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ban quản lý khu công nghiệp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần:
Văn bản thông báo làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp
* Số lượng: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu công nghiệp
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thông báo
- Lệ phí, phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Các doanh nghiệp, đơn vị trong khu công nghiệp có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm khi: phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất, hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước mà đã tổ chức làm thêm đến 200 giờ nhưng không thể giải quyết hết khối lượng công việc.
- Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14;
Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
- Thông tư số 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01/12/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao.
- Thông tư số 54/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công theo đơn đặt hàng.