1. Tổ chức
1.1. Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam do Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam quyết định thành lập và trực tiếp quản lý, chỉ đạo.
1.2. Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam là Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, có tư cách pháp nhân và được mở tài khoản riêng theo quy định của Pháp Luật.
1.3. Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam quyết định thành lập (Giải thể) và trực tiếp chỉ đạo các CĐCS thuộc các đơn vị do địa phương thành lập hoạt động trong các khu công nghiệp, chỉ đạo phối hợp các CĐCS thuộc CĐ ngành địa phương,Công đoàn ngành TW, CĐ Tổng Công ty hoạt động trong các khu công nghiệp theo quy định điều 23 Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn các khu công nghiệp
(Theo quy định tại mục 3, điều 23, Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá X)
2.1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, Pháp luật cho CNVC-LĐ trong các khu công nghiệp. Tổ chức triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng; Chỉ thị Nghị quyết và chủ trương công tác của Công đoàn cấp trên, Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình.
2.2. Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, cơ quan quản lý lao động địa phương và công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách pháp luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động, đơn thư, khiếu nại của CNVC-LĐ trong các khu công nghiệp.
2.3. Hướng dẫn CĐCS xây dựng, thương lượng ký kết TƯLĐTT, tham gia xây dựng nội quy lao động. Thành lập hội đồng hoà giải lao động cơ sở, giải quyết tranh chấp lao động; Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, an toàn vệ sinh lao động, các hoạt động văn hoá thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội; Phối hợp với người sử dụng lao động chăm lo đời sống CNVC-LĐ.
2.4. Phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, xây dựng CĐCS vững mạnh, thực hiện công tác quản lý cán bộ, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ theo phân cấp của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh.
2.5. Phối hợp chỉ đạo các công đoàn bộ phận, CĐCS thành viên, CĐCS thuộc các CĐ ngành địa phương, CĐ ngành TW và CĐ Tổng Công ty thực hiện các nội dung:
- Triển khai thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, của Ban Quản lý các khu công nghiệp.
- Phối hợp tổ chức kiểm tra, thanh tra lao động; điều tra các vụ tai nạn lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động; đại diện bảo vệ người lao động trước người sử dụng lao động, cơ quan Nhà nước trong quá trình tham gia tố tụng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động.
- Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao trình độ văn hoá, tay nghề, chính trị, tư tưởng cho công nhân lao động. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí trong công nhân lao động, ngăn ngừa tệ nạn xã hội ...