Kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền Thế giới
Ngày 10 tháng 12 hàng năm, cả thế giới kỷ niệm Ngày Nhân quyền Thế giới đây là một dịp quan trọng để nhìn lại những thành tựu đã đạt được trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền con người và nhân phẩm con người. Ngày này cũng đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng khi vào năm 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, khẳng định các quyền cơ bản của con người mà tất cả các quốc gia đều cần tôn trọng.
Trong bối cảnh 76 năm qua, quyền con người đã có những bước tiến vượt bậc nhưng cũng không thiếu những thử thách mới. Việt Nam, với tư cách là một thành viên của Liên hợp quốc, đã có những đóng góp không nhỏ vào công cuộc bảo vệ quyền con người và thực hiện các cam kết quốc tế về nhân quyền.
Ngày Nhân quyền Thế giới được coi là một trong những văn kiện quan trọng nhất trong lịch sử bảo vệ quyền con người, Tuyên ngôn này tuy không có tính chất bắt buộc pháp lý nhưng đã khẳng định những nguyên tắc cơ bản về quyền con người, từ quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, cho đến quyền tự do ngôn luận và quyền tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội.
Với 30 điều khoản, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền đã đặt nền móng cho các công ước quốc tế sau này như Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, hay các công ước bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người lao động di cư… Chính nhờ sự ra đời của các văn kiện pháp lý này, quyền con người đã được quốc tế hóa và trở thành mục tiêu toàn cầu, được bảo vệ không chỉ trên lý thuyết mà còn trong thực tế qua các hành động cụ thể của các quốc gia.
Một trong những thành tựu nổi bật trong việc bảo vệ quyền con người là sự tiến bộ trong việc chống phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính.
Việt Nam, với tư cách là một quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, đã có những bước tiến đáng kể trong việc bảo vệ quyền con người được thể hiện rõ trọng việc: Xây dựng hệ thống pháp lý ngày càng hoàn thiện, hướng đến bảo vệ quyền con ngườ, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do hội họp, quyền bầu cử và quyền được bảo vệ trước sự phân biệt đối xử đã được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp lý; ban hành nhiều văn bản Luật và Nghị định bảo vệ quyền lợi của các nhóm dân cư đặc thù như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, và cộng đồng dân tộc thiểu số…
Việt Nam cũng là quốc gia tham gia tích cực vào các công ước quốc tế về quyền con người nhằm tạo ra các cơ chế để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, như xây dựng các hệ thống giáo dục phổ cập, chống lao động trẻ em và chống xâm hại tình dục…
Ngày Nhân quyền Thế giới không chỉ là dịp để nhìn lại những thành tựu mà còn là cơ hội để nhận thức rõ hơn về những nỗ lực bảo vệ quyền con người. Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức mới, việc tiếp tục duy trì và mở rộng các nỗ lực bảo vệ quyền con người là cần thiết. Việt Nam, với những thành tựu đạt được trong việc thực thi quyền con người, đã góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ nhân quyền toàn cầu và tạo ra một xã hội công bằng, dân chủ và nhân ái.